Đó là kết quả điều tra về thu nhập và chi tiêu của cá nhân, hộ gia đình do Đại học Kinh tế Quốc dân công bố sáng nay. Cuộc thăm dò được tiến hành theo đơn đặt hàng của Tổng cục Thuế và có thể sẽ là cơ sở tham khảo trong quá trình xây dựng Luật thuế thu nhập cá nhân.
Cuộc điều tra được tiến hành từ năm 2005, dựa trên mức thu nhập trong năm 2004 của các cá nhân, hộ gia đình đang thuộc đối tượng nộp thuế thu nhập. Tổng số phiếu điều tra đã thu hồi và xử lý là 11.532 phiếu, trong đó số hộ kinh doanh 4.696 phiếu điều tra, cá nhân 6.836 phiếu (người nước ngoài 703 phiếu, người VN 6.133 phiếu).
Theo kết quả điều tra, thu nhập bình quân của cá nhân người VN là 170,4 triệu đồng/năm (14,2 triệu đồng/tháng). Trong đó, thu nhập từ công việc chính chiếm 42,7% (72,7 triệu đồng), 19,2% thu nhập từ tự kinh doanh (32,7 triệu đồng), thu nhập từ các hoạt ng kinh tế khác chiếm 34,5% (58,7 triệu đồng). Số còn lại 6,3 triệu đồng (3,6%) là các khoản thu nhập khác gồm các việc làm không thường xuyên như xổ số phúc lợi xã hội, quà tặng...
Đối với người nước ngoài, kết quả điều tra cũng cho thấy, thu nhập của đối tượng này vào khoảng 832,477 triệu đồng/năm. Trong số đó, thu nhập từ công việc chính chiếm khoảng 89,6% (745,6 triệu đồng), 7,5% là thu nhập tự kinh doanh (tương đương 62,5 triệu đồng). Thu nhập từ các hoạt ng kinh tế khác chiếm 2,4% (khoảng 19,6 triệu đồng), các khoản thu nhập không thường xuyên chiếm 0,57% tổng số thu nhập (4,7 triệu đồng).
Như vậy, thu nhập bình quân của người VN thấp hơn người nước ngoài 4,9 lần và thấp hơn hộ kinh doanh cá thể là 2,23 lần. Kết quả này đã gây ngạc nhiên cho chính những người hoạch định chính sách thuế vì khoản thu nhập của đối tượng chịu thuế thu nhập và thu nhập của đại bộ phần người dân VN chênh lệch quá xa.
Số liệu điều tra của Tổng cục Thống kê đã xác định mức thu nhập của người lao ng ở khu vực thành thị VN trong năm 2004 mới chỉ đạt 815.100 đồng/tháng, còn ở khu vực nông thôn là 378.000 đồng/tháng.
Ông Quách Đức Pháp, Vụ trưởng Chính sách Thuế Bộ Tài chính, cho biết, lúc đầu ông cũng hơi "giật mình" với con số thu nhập bình quân 14,2 triệu đồng/tháng của người dân VN do Đại học Kinh tế Quốc dân đưa ra. Bởi nó quá cao so với con số chưa đến 1 triệu đồng/tháng của đại bộ phận người dân mà Tổng cục Thống kê mới công bố.
Theo ông, số liệu điều tra này chỉ tính trên thu nhập của đối tượng chịu thuế nhưng số người nằm trong diện này chỉ chiếm phần rất nhỏ trong số 80 triệu dân. Tức là khoảng 200.000 người, bao gồm 150.000 người Việt Nam và 50.000 người nước ngoài, đang chịu thuế thu nhập cá nhân. "Tuy nhiên, chúng tôi sẽ sử dụng kết quả này làm tài liệu tham khảo trong quá trình xây dựng Dự thảo Luật thuế thu nhập cá nhân", ông Pháp nói.
Một quan chức có thẩm quyền của Bộ Tài chính tiết lộ, trong quá trình xây dựng Dự thảo Luật thuế thu nhập cá nhân, nhiều ý kiến cho rằng nên giữ nguyên mức khởi điểm chịu thuế 5 triệu đồng/tháng như hiện nay bên cạnh việc áp dụng thuế suất hợp lý. Bởi nếu hạ quá thấp mức khởi điểm chịu thuế vô hình trung đối tượng đóng thuế có thể sẽ là tầng lớp lao ng có thu nhập thấp. Hơn nữa, với mặt bằng giá cả tăng cao như hiện nay, nếu làm không tốt, thuế sẽ trở thành gánh nặng cho người dân. Chưa kể bản thân cơ quan thuế cũng gặp khó khăn trong quá trình truy thu vì số thuế quá nhỏ.
Tuy nhiên, theo ban soạn thảo, thuế thu nhập cá nhân là loại thuế đánh thẳng vào "cái dạ dày" của người dân, vì thế phương án cuối cùng sẽ được thống nhất sau khi lấy ý kiến của các bộ, ngành khác.
Theo quy định hiện hành, mức khởi điểm chịu thuế là 5 triệu đồng, với thuế suất 10%. Các mức thuế được nâng dần theo thu nhập của đối tượng chịu thuế. Chẳng hạn với mức thu nhập trên 40 triệu đồng/tháng, thuế suất áp dụng tương ứng 40%.
Đối với, người nước ngoài cư trú tại Việt Nam thì mức khởi điểm chịu thuế là 8 triệu đồng/tháng và với mức trên 80 triệu đồng/tháng mới phải chịu thuế suất 40%.
Minh Khuyên
Đánh dấu