Đầu tiên hãy xem qua một vài thống kê về việc nghe:
Hầu hiết chúng ta bị làm mất tập trung, làm việc khác hoặc quên 75% thời gian chúng ta cần phải nghe.
Chúng ta nghe được chừng 125-250 từ một phút nhưng suy nghĩ được 1000-3000 từ một phút.
Ngay sau khi nghe ai đó nói, chúng ta nhớ được chừng 50%.
Về lâu dài, chúng ta nhớ được 20% những gì chúng ta nghe.
Hơn 35 nghiên cứu về thương mại cho rằng kỹ năng nghe là kỹ năng quan trọng nhất để thành công khi làm việc!
Như bạn thấy, nghe tiếng Anh không phải là một việc dễ mà nó cần phải có sự rèn luyện và trau dồi. Và việc nghe tiếng Anh trong giao tiếp càng khó hơn, vì nó thường buộc bạn phải phản hồi sau khi nghe. Sự hiểu sai có thể dẫn tới thiệt hại nặng nề.
Vì kỹ năng nghe giao tiếp rất quan trọng, chúng ta phải không ngừng rèn luyện. Đặc biệt với tư cách một người nói tiếng Anh như là ngôn ngữ thứ hai. Để giúp bạn cải thiện khả năng nghe tiếng Anh, sau đây là một vào bí quyết của Guy Harris, một nhà tư vấn nổi tiếng người Mỹ:
1. Hãy nghe để hiểu, đừng nghe để phản hồi:
Nghe tốt là việc nghe vượt ra khỏi việc cố gắng nghe từ ngữ từ người nói. Nghe tốt có nghĩa là bạn tạo ra một môi trường mà người khác cảm thấy bạn hiểu họ.
Bí quyết này liên quan nhiều đến thái hơn là hành vi. Nhiều người xem việc nói chuyện giống như một trận quần vợt; nơi hai người trao đổi với nhau kiểu “đánh bóng qua lại”. Nếu theo kiểu này, hai người sẽ là kẻ địch tìm cách “ghi điểm”
Để nghe hiệu quả, bạn cần phải xem một cuộc đối thoại giống như việc chuyền bóng qua lại giữa hai cầu thủ trong một i bóng. Cầu thủ A (người nói) chuyền bóng cho cầu thủ B (bạn) và bạn chỉ chuyền lại khi nào bạn thực sự khống chế được bóng.
Nói cách khác, nghe để hiểu những gì người nói nói. Rồi sau khi hiểu sau đó bạn có thể trả lời
2. Hãy im lặng
Việc im lặng sẽ giúp bạn nghe từ, nghe âm điệu và ý nghĩa sau mỗi từ. Nó sẽ mang lại cho bạn cơ hội để nhìn ngôn ngữ cơ thể của người nói.
3. Để người nói nói hết
Điều này với việc giữ im lặng nghe có vẻ giống nhau, nhưng đây là một lỗi người dùng tiếng Anh không bản xứ thường mắc phải khi họ nói chuyện nên đây là điều cần phải nhấn mạnh. Nhiều khi, rất khó để có thể giữ im lặng nhưng bạn cần phải để người nói nói hết để họ có thể hiểu được họ nói gì.
4. Giữ sự giao tiếp bằng mắt
Nghe tốt, có nghĩa là bạn hiểu người nói và người ta thì thường dùng ngôn ngữ cơ thể nhiều như là cái lưỡi của họ vậy. Vì vậy bạn khi nói chuyện cần phải không ngừng quan sát người nói, hãy giao tiếp qua ánh mắt theo một chu kỳ (tránh việc nhìn chòng chọc). Việc này sẽ giúp bạn “cảm” được tâm trạng của người nói.
5. Hỏi khi bạn không hiểu
Đừng nghĩ nghe chăm chú và quan sát ngôn ngữ cơ thể là bạn có thể hiểu. Điều quan trọng là khi bạn không hiểu, hãy hỏi trước khi phản hồi.
Nếu bạn không hiểu, bạn hãy hỏi người nói để hiểu rõ hơn. Bạn có thể nói những câu như sau:
• “Just to be sure I understand you, let me repeat back to you what I thought you said…”
• “I heard you say… Is that correct?”
• “If I understand correctly, your concern is…”
Khi bạn hỏi, hãy để người nghe sửa sự hiểu của bạn. Bạn không cần phải đồng ý với quan điểm của họ những bạn cần phải hiểu những gì họ nói.
Nghe giao tiếp tiếng Anh không chỉ đơn giản là bạn nghe được những gì người nói nói. Nó hoàn toàn không phải là nghe để lấy điểm mà nghe để giải quyết mâu thuẩn, xây dựng lòng tin, thuyết phục người khác và làm vững mạnh i nhóm.
“Uốn lưỡi 7 lần” là điều cần nên làm. Tuy đây là một việc khó, nhưng tôi đảm bảo với bạn nó sẽ mang đến cho bạn những kết quả bạn sẽ rất thỏa mãn.
trích nguồn : http://webhoctienganh.com/nghe-giao-...u-qua-588.html
Đánh dấu