Có rất nhiều nhà nghiên cứu đã đưa ra khái niệm tái cấu trúc, tuy nhiên, tái cấu trúc doanh nghiệp, về bản chất, chính là sự hoán đổi về sở hữu doanh nghiệp, thay đổi chiến lược kinh doanh, làm mới mình cho phù hợp với xu hướng phát triển của xã hội nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh để tồn tại và phát triển. Vì vậy, tái cấu trúc doanh nghiệp không chỉ giới hạn ở những doanh nghiệp đang lâm vào tình trạng khó khăn, mất thanh khoản mà đôi khi chính những công ty đang “ăn nên làm ra” cũng tiến hành tái cấu trúc để phát triển và khẳng định thương hiệu của riêng mình.

Một số vấn đề phổ biến mà các doanh nghiệp Việt Nam thường gặp phải đó là:

Thiếu chiến lược kinh doanh: Vấn đề lớn nhất của các doanh nghiệp hiện nay là kinh doanh dàn trải trên nhiều lĩnh vực kể cả những lĩnh vực không phải là thế mạnh của doanh nghiệp; Ban lãnh đạo và i ngũ nhân viên chưa thiết lập được tầm nhìn chiến lược hoặc chưa cùng nhau đạt đến một mục tiêu, dẫn đến hiệu quả không cao.

Thiếu tiền mặtòng tiền đầu tư nóng những năm kinh tế phát triển đã khiến không ít doanh nghiệp phải trả giá. Việc đầu tư trong những năm qua đã được thực hiện thiếu cân nhắc, tiền mặt hiện nay đang bị đóng băng trong nhiều dự án đầu tư không hiệu quả hoặc không thuộc lĩnh vực kinh doanh cốt lõi như bất ng sản... Các dự án này lại rất khó thoái vốn trong bối cảnh kinh tế suy thoái, dẫn đến nguồn vốn bị đóng băng. Và giờ đây, bán tài sản cơ cấu lại những khoản đầu tư tài chính, nỗ lực giảm dư nợ vay… là hàng loạt giải pháp doanh nghiệp đã dùng để “cứu” hoạt ng kinh doanh đang trên bờ vực xuống dốc.

Cấu trúc công ty phức tạp: Bộ máy nhân sự cồng cấu trúc công ty trùng lắp, rời rạc, tốn kém chi phí và phức tạp. Vì vậy, đòi hỏi việc quản trị và kiểm soát chuyên sâu mới mang lại hiệu quả.

Chưa tận dụng được nguồn nhân lực hiện có: Đội ngũ lãnh đạo chủ chốt kiêm nhiệm nhiều vị trí khác nhau của công ty trong khi không đáp ứng được về trình chuyên môn để điều hành các hoạt ng kinh doanh đồng thời có những hoạt ng hỗ trợ các bộ phận khác. Vì vậy, cấu trúc công ty trở thành rào cản đối với việc trao đổi thông tin hiệu quả và chia sẻ kinh nghiệm trong quá trình làm việc.

Thiếu thông tin tin cậy và thiếu báo cáo quản trị: Các mảng kinh doanh của công ty rời rạc, rất khó để thu thập thông tin quản trị chính xác và kịp thời – ví dụ như báo cáo tài chính hoặc quản trị nhân sự. Thông tin thiếu tin cậy và không kịp thời dẫn đến khả năng ra quyết định thiếu chính xác và kịp thời.

Hệ thống và quy trình hoạt ng không phù hợp: Trong quá trình phát triển, công ty đã không xây dựng các hệ thống và quy trình hoạt ng phù hợp. Do đó các bộ phận có thể đang hoạt ng lãng phí, trùng lặp và không hiệu quả.

Chi phí hoạt ng cao: Quy trình hoạt ng không hiệu quả, chi phí nhân sự và nguyên vật liệu tăng dẫn đến chi phí hoạt ng cao. Vì vậy, doanh nghiệp cần nhanh chóng khắc phục hệ thống và quy trình hoạt ng để giảm chi phí. Văn hoá doanh nghiệp là những giá trị cốt lõi của doanh nghiệp. Một doanh nghiệp muốn hoạt ng có hiệu quả bên cạnh yếu tố về nhân sự, chiến lược kinh doanh, sức mạnh về tài chính thì văn hoá doanh nghiệp là một yêu tố cần thiết để khẳng định thương hiệu của doanh nghiệp.

Thông qua phân tích về tình hình của các doanh nghiệp trong giai đoạn hiện nay, tôi tạm phân định tái cấu trúc doanh nghiệp thành các nội dung cụ thể như sau:

Tái cấu trúc về sở hữu doanh nghiệp; đưa ra cái nhìn tổng quan về tái cấu trúc doanh nghiệp dưới góc nhìn phân quyền, chế ước và thượng tôn pháp luật;

Tái cấu trúc hệ thống quản lý doanh nghiệp;
Tái cấu trúc về tài chính;
Tái cấu trúc về nhân sự, lao ng;
Tái cấu trúc hệ thống sản xuất, kinh doanh;
Tái cấu trúc hệ thống quản lý chất lượng sản phẩm;
Tái cấu trúc chiến lược kinh doanh và đầu tư.


TRUNG TÂM ĐÀO TẠO PHÁP LUẬT
Phòng 1504 Tháp A, Hà Thành Plaza, 102 Thái Thịnh, Đống Đa, Hà Nội
Mobile: 098 367 6668 Phone: 043 724 6666 Fax: 043 538 0666