[b][url=https://medipharusa.wordpress.com/2019/12/16/phong-ngua-bien-chung-benh-tieu-duong-dung-quen-doi-chan/]Bệnh tiểu đường [/url]để lại nhiều biến chứng nguy hiểm bao gồm bệnh tim, bệnh thận và các biến chứng khác. Ăn thực phẩm không phù hợp có thể làm tăng lượng đường trong máu và insulin và thúc đẩy viêm, có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh nghiêm trọng.[/b]

Lời khuyên cho người mắc bệnh tiểu đường

Theo Hiệp hội Tiểu đường Hoa Kỳ (ADA), đối với những người mắc bệnh tiểu đường, chế ăn uống tốt cho sức khoẻ như sau: Người mắc bệnh tiểu đường nên ăn nhiều hoa quả, trái cây; bổ sung nhiều chất xơ, ăn thịt nạc; thực phẩm có ít đường, tránh chất béo chuyển hoá.

Chọn thực phẩm chứa carbohydrate lành mạnh: Tất cả các loại carbs đều ảnh hưởng đến lượng đường trong máu, vì vậy cần lựa chọn thực phẩm phù hợp, giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.
Tập thể dục thường xuyên là liều thuốc hữu ích giúp cải thiện lượng đường huyết trong máu và giảm cân hiệu quả. Khi tập thể dục thể thao thường xuyên, giúp kích thích quá trình vận chuyển đường ở máu đến các tế bào, hỗ trợ hạ chỉ số đường huyết.

[img]https://i.imgur.com/FR9BOEk.jpg[/img]

Kiểm tra lượng đường trong máu ít nhất hai lần một ngày, điều này giúp cho người mắc bệnh tiểu đường kiểm soát được chế ăn uống.

Những thực phẩm người mắc bệnh tiểu đường cần tránh

Đồ uống có đường là [url=https://medipharusa.wordpress.com/2019/12/11/5-thoi-quen-ma-benh-nhan-tieu-duong-can-phai-tranh-2/]thực phẩm cho người tiểu đường [/url]khuyến cáo không được dùng, bởi có chứa nhiều đường, dẫn đến tình trạng kháng insulin và tăng bệnh tiểu đường. Đồ uống có chứa nhiều đường, chẳng hạn như nước tăng lực, một số loại cà phê và lắc, có thể làm mất cân bằng nồng insulin của một người.

Sữa chua hương vị trái cây: Sữa chua bình thường là một lựa chọn tốt cho người bị tiểu đường. Tuy nhiên, loại sữa chua hương vị trái cây lại là ngoại lệ bởi sữa chua trái cây được làm từ sữa không béo hoặc ít béo và chứa nhiều carbs và đường.

Thay vì chọn các loại sữa chua có lượng đường cao làm tăng lượng đường trong máu và insulin, cơ thể nên nạp sữa chua nguyên chất, không chứa đường, để giảm sự thèm ăn, kiểm soát cân nặng và tốt cho sức khỏe đường ruột.

Trái cây sấy khô: Trái cây là một nguồn cung cấp vitamin và khoáng chất quan trọng, bao gồm vitamin C và kali. Khi trái cây được sấy khô, mất nước dẫn đến nồng dinh dưỡng cũng tập trung cao hơn. Và hàm lượng đường trong trái cây sấy khô cũng tập trung hơn.

Khoai tây chiên là một thực phẩm người mắc bệnh tiểu đường cần tránh xa. Bởi củ khoai tây có lượng carbs tương đối cao. Một khi khoai tây được chiên trong dầu thực vật, khoai tây chiên có thể làm tăng lượng đường trong máu.

Gạo, bánh mì, mì ống có chỉ số đường cao, chứa ít chất xơ và có hàm lượng carbohydrate cao. Điều đó có nghĩa là nếu ăn nhiều cơm làm tăng lượng đường trong máu, tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường. Ăn nhiều gạo, bánh mì, mì ống có lượng đường cao có thể làm tăng tình trạng kháng insulin và khiến việc kiểm soát lượng đường trong máu của bạn khó khăn hơn.