Những ai xem trận đấu giữa Federer và Sergiy Stakhovsky là những người may mắn (nếu có thể gọi như thế), vì đã được chứng kiến cú sốc thế kỷ của tennis.

Không quá khi gọi như thế khi Federer là Vua sân cỏ, là người thống trị Wimbledon một thập kỷ qua với 7 danh hiệu vô địch và là người vĩ đại nhất trong số những người vĩ đại của tennis thế giới (17 Grand Slam).
Đọc [URL=http://www.24h.com.vn/nba-bong-ro-nha-nghe-my-c101e2419.html]bong ro[/URL] hôm nay!
Chưa hết, Federer còn bước vào trận đấu ấy với một kỷ lục 36 lần lọt vào tứ kết Grand Slam liên tiếp, bỏ xa kỷ lục gia cũ, Jimmy Connors, tới chín lần. Tức là suốt từ năm 2004 tới nay, việc Federer lọt vào tới tứ kết của các giải đấu lớn vẫn được coi là đương nhiên.
[img]http://img-hn.24hstatic.com:8008/upload/2-2013/images/2013-06-28/1372392956-the-thao-federer.jpg[/img]
Federer sớm rời giải ngay từ vòng 2

Chứng kiến sự đương nhiên ấy tan vỡ có lẽ đã gây ra bao đau đớn và tiếc nuối, khiến cho cú sốc mang tên Nadal trước đó một ngày, và hàng loạt những bất ngờ khác xảy ra trước sau đó vài giờ đồng hồ như Tsonga, Cilic, Sharapova, Azarenka, Ivanovic, Jankovic, Wozniacki... (cả thảy tám số 1 thế giới) trở thành chuyện bình thường, hoặc chí ít cũng dễ chấp nhận hơn.

Vì sao có những cú sốc?

Trong số các tay vợt nói trên, Tsonga, Cilic, Azarenka rời cuộc chơi vì chấn thương và có những chấn thương do các cú trượt chân trên mặt sân cỏ.
Xem [URL=http://www.24h.com.vn/video-ban-thang-c297.html]video ban thang[/URL] cập nhật hàng ngày!
Các tay vợt vẫn thường có ba loại giày có thiết kế đế khác nhau để chơi trên ba mặt sân khác nhau. Mặt sân cứng có thiết kế có hõm ở gan bàn chân và nhiều rãnh đan theo nhiều hướng khác nhau. Mặt sân đất nện là các rãnh đều tăm tắp theo chiều ngang. Và mặt sân cỏ là những chiếc gai bé và nhọn phủ kín từ gót cho tới mũi giày.

Những chiếc gai ấy là sự bù đắp cho mặt sân cỏ rất trơn, nhưng đôi khi không đủ. Azarenka trượt chân khi tiếp đất từ cú giao bóng. Sharapova trượt chân khi thực hiện cú thuận tay trong tư thế chân mở (open stance). Stakhovsky cũng ngã lộn nhào (nhưng không chấn thương) khi anh thực hiện cú "running forehand" (vừa chạy vừa đánh) trong tư thế chân đóng (closed stance). Tức là các tay vợt có thể ngã và chấn thương trong mọi hoàn cảnh.

Ở một lý do khác như đã đề cập nhiều lần, mặt sân cỏ nhanh làm cho lối đánh tấn công ngẫu hứng được phát huy. Sức bền trở nên kém quan trọng hơn so với sức nhanh. Khả năng phòng ngự không còn là yếu tố quyết định lớn so với phương diện tấn công. Các cú trả giao bóng trở về với vị trí vốn có của nó của thời tennis cận hiện đại so với giá trị của cú giao bóng.
Thông tin về [URL=http://www.24h.com.vn/lich-thi-dau-bong-da/lich-thi-dau-confederations-cup-2013-c287a544707.html]Lich thi dau Confederations Cup[/URL] tại 24h!
Nhưng các tay vợt cửa trên bị loại đều không phải là những người bất khả chiến bại trong thời gian gần đây, và các ca chấn thương cũng là những người có bệnh án khá dày. Azarenka phải nghỉ hai tháng liên tục trong năm nay. Cilic hầu như năm nào cũng phải "nhập viện". Còn Wozniacki, Ivanovic và Jankovic - ba cựu số 1 thế giới nhưng đều sa sút trong khi đẳng cấp của họ chưa tạo ra sự khác biệt.
[img]http://img-hn.24hstatic.com:8008/upload/2-2013/images/2013-06-28/1372392956-the-thao-federer-1.jpg[/img]
Hai trong số họ đã bị loại

Hai cú sốc mang tên Nadal và Federer cũng có lý do riêng. Đó là Nadal quá tải cả về thể lực lẫn chùng lại về ý chí sau chín trận chung kết liên tục và bảy danh hiệu. Còn Federer trong năm nay cho thấy anh có thể thua bất cứ ai (từ Nishikori cho tới J.Benneteau chứ không chỉ Tsonga, Nadal, Murray). Những trận thua này chỉ trở nên đáng tiếc hơn bởi Federer chơi không tồi, còn Nadal được xác định bởi HLV Toni Nadal rằng đầu gối anh vẫn ổn.

Và các cú sốc này dù sao cũng cho thấy tennis vẫn không thể đi ra ngoài quy luật của thể thao, là phong đôi khi quyết định thành bại chứ không phải lúc nào cũng bị chi phối bởi đẳng cấp. Stakhovsky chơi một trận đấu mẫu mực của chiến thuật giao bóng lên lưới dựa trên khả năng trả giao bóng tốt và không tệ khi đứng ở phông (cuối sân).