Khoản 1 Điều 2 Nghị định số 165/1999/NĐ-CP quy định: “Giao dịch bảo đảm là hợp đồng cầm cố, thế chấp, bảo lãnh bằng tài sản theo đó bên bảo đảm cam kết với bên nhận bảo đảm về việc dùng tài sản để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự”.

Đến Nghị định số 163/2006/NĐ-CP thì không còn nhắc đến khái niệm cụ thể về giao dịch bảo đảm nhưng lại đưa ra một số điểm mới khác, đặc biệt là thuật ngữ “Tài sản hình thành trong tương lai”.

Khoản 1 Điều 323 Bộ luật Dân sự năm 2005 quy định: “Giao dịch bảo đảm là giao dịch dân sự do các bên thỏa thuận hoặc pháp luật quy định về việc thực hiện biện pháp bảo đảm được quy định tại Khoản 1 Điều 318 của Bộ luật này”.

Khoản 1 Điều 318 Bộ luật Dân sự năm 2005 quy định các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự bao gồm: Cầm cố tài sản, thế chấp tài sản, đặt cọc, ký cược, ký quỹ, bảo lãnh, tín chấp.

Như vậy, có thể thấy, Bộ luật Dân sự năm 2005 đã không chỉ ra những đặc điểm chung cơ bản nhất của các giao dịch bảo đảm để khái quát thành khái niệm mà đã liệt kê những biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự.

Các văn bản pháp luật hiện hành điều chỉnh về giao dịch bảo đảm mang tính chung nhất bao gồm:
Bộ luật Dân sự năm 2005; - Nghị định số 163/2006/NĐ-CP của Chính phủ quy định về giao dịch bảo đảm;
Nghị định số 83/2010/NĐ-CP về đăng ký giao dịch bảo đảm
Nghị định số 11/2012/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định số 163/2006/NĐ-CP; Một số văn bản pháp luật chuyên ngành khác.

Giao dịch bảo đảm đang là đề tài nóng, trong khi đó các quy định của pháp luật về giao dịch bảo đảm chưa đầy đủ, chưa thống nhất dẫn đến nhiều cách hiểu, cách thực hiện khác nhau, tạo nên nhiều ý kiến trái chiều trong các cơ quan, tổ chức, diễn đàn. Từ những thực tế đó, Nghị định số 11/2012/NĐ-CP ngay sau khi ra đời đã khắc phục phần nào được những hạn chế còn tồn tại của Nghị định số 163/2006/NĐ-CP.


TRUNG TÂM ĐÀO TẠO PHÁP LUẬT
Phòng 1504 Tháp A, Hà Thành Plaza, 102 Thái Thịnh, Đống Đa, Hà Nội
Mobile: 098 367 6668 Phone: 043 724 6666 Fax: 043 538 0666