Dự thảo khung Kế hoạch Xử lý triệt để các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng đến năm 2020 vừa được Bộ Tài nguyên và Môi trường đưa ra lấy ý kiến.

Ông Bùi Cách Tuyến, Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường cho biết, mục tiêu của Kế hoạch là đến năm 2020, sẽ không còn cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.

Điểm mới nhất trong Dự thảo khung Kế hoạch Xử lý triệt để các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng đến năm 2020 là gì, thưa ông?

Dự thảo quy định rõ cơ chế chịu trách nhiệm của cơ quan chỉ đạo, cơ quan chủ trì, cơ quan phối hợp, thủ trưởng cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng trong quá trình thực hiện, xử lý ô nhiễm triệt để. Theo đó, Bộ Tài nguyên và Môi trường sẽ lập, phân loại các cơ sở và giao trách nhiệm cho từng bên liên quan.

Các tiêu chí ưu tiên giám sát sẽ được đưa ra nhằm xác định rõ cơ sở nào sẽ được sự chú ý thường trực của các cơ quan Trung ương, cơ sở nào được giao trách nhiệm trực tiếp cho chủ tịch tỉnh. Thời hạn hoàn thành việc xử lý đối với từng loại cơ sở cũng được đưa ra trong Dự thảo.

Đối với những cơ sở gây ô nhiễm nghiêm trọng, Bộ Tài nguyên và Môi trường sẽ có hướng xử lý thế nào?

Nếu áp dụng ngay các biện pháp tạm đình chỉ hoạt ng, cấm hoạt ng đối với những cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, thì sẽ gây ra những xáo trộn và bất ổn lớn trong xã hội, cũng như đối với nền kinh tế. Do đó, việc xây dựng một lộ trình hợp lý buộc các cơ sở này thực hiện các biện pháp xử lý ô nhiễm triệt để là giải pháp thích hợp.

Theo lộ trình được đặt ra trong Dự thảo khung Kế hoạch Xử lý triệt để các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng đến năm 2020, trong giai đoạn 2012- 2015, Việt Nam sẽ tổ chức xử lý triệt để cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng đã được phê duyệt lộ trình xử lý, đồng thời tổ chức thanh tra, kiểm tra việc tổ chức xử lý triệt để cơ sở gây ô nhiễm nghiêm trọng.

Trong giai đoạn 2015-2020, cơ quan chức năng sẽ quyết định tạm đình chỉ, cấm hoạt ng đối với các cơ sở gây ô nhiễm nghiêm trọng chưa hoàn thành tiến xử lý triệt để. Trong trường hợp các cơ sở không thực hiện các quyết định đình chỉ, cấm hoạt ng, cơ quan chức năng sẽ tiến hành tổ chức cưỡng chế.

Cùng với đó, chúng tôi sẽ công khai thông tin về cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng nhằm thu hút sự quan tâm, giám sát của cộng đồng, tạo sức ép buộc các cơ sở đầu tư xử lý triệt để theo đúng tiến .

Theo Luật Xử phạt vi phạm hành chính vừa được Quốc hội thông qua, từ ngày 1/7/2013, hành vi gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng có thể bị phạt tới 2 tỷ đồng. Với mức phạt khá cao như vậy, liệu có nảy sinh hiện tượng tiêu cực trong quá trình thanh tra, kiểm tra các cơ sở gây ô nhiễm không?

Đây là mức phạt rất cao, có tính chất răn đe mạnh. Nhằm đảm bảo tính minh bạch của quá trình thanh, kiểm tra, chúng tôi đang đề ra những biện pháp phối hợp giữa cơ quan quản lý và cộng đồng dân cư.

Với công tác thanh tra, xử lý ở các chính quyền địa phương, nếu các doanh nghiệp không đồng ý với kết luận thanh tra, thì theo luật có thể khiếu kiện ra toà. Chúng tôi chỉ xử lý các vấn đề liên quan đến công tác này khi nhận được văn bản của doanh nghiệp. Nếu phát hiện những lỗi vi phạm, Bộ sẽ phối hợp với Cảnh sát Môi trường, Sở Tài nguyên và Môi trường các địa phương tiến hành lập biên bản, quy định mức phạt và chuyển giao cho địa phương trực tiếp xử phạt.