Theo số liệu của Bộ Kế hoạch và đầu tư, trong 9 tháng đầu năm, có 51.000 doanh nghiệp (DN) thành lập mới với tổng số vốn đăng ký 350.500 tỷ đồng, giảm 11,7% về số lượng, nhưng lại tăng 0,7% về số vốn đăng ký so với cùng kỳ năm 2011.
Số lượng DN thành lập mới trong lĩnh vực bất ng sản giảm gần 48%, khai khoáng giảm hơn 46%, xây dựng giảm gần 25%, nông - lâm nghiệp và thuỷ sản giảm hơn 25%...
Ngược lại, 9 tháng đầu năm đã có 40.190 DN giải thể, ngừng hoạt ng, tăng 6,5% so với cùng kỳ năm 2011, đưa tổng số DN giải thể, ngừng hoạt ng lên con số 203.560, chiếm hơn 30% số DN đăng ký thành lập từ trước đến nay.
Phó chủ nhiệm Ủy ban kinh tế, ông Nguyễn Văn Phúc vừa có nhiều cuộc tiếp xúc, làm việc với các DN thuộc nhiều thành phần kinh tế, có quy mô khác nhau và hoạt ng trong hầu hết các lĩnh vực cho biết, các doanh nghiệp đang lo ngại trước thực trạng nhiều chỉ tiêu kinh tế vĩ mô như tăng trưởng GDP, giải quyết việc làm… không đạt kế hoạch.
Phản ảnh tiếng nói của cộng đồng DN trong Phiên họp toàn thể của Ủy ban kinh tế, ông Phúc cho biết, nguyên nhân chính của tình trạng có thể coi là đình đốn sản xuất là do công tác điều hành chưa thực sự tháo gỡ khó khăn, các chính sách hỗ trợ chưa đủ liều lượng, thiếu triệt để, thậm chí còn gây khó khăn cho DN.
“Có DN cho biết, trước đây mỗi năm họ chỉ phải đóng tiền thuê đất 600 triệu đồng, nhưng từ khi huyện nâng cấp lên thành quận, cộng với việc tiền thuê đất tăng đều hàng năm, họ đã phải đóng tới 9 tỷ đồng tiền thuê đất/năm mặc dù hoạt ng sản xuất - kinh doanh và mặt bằng sản xuất vẫn không có gì thay đổi, hậu quả là, DN đang từ kinh doanh có lãi sang bị lỗ tới hơn 3 tỷ đồng”, ông Phúc cho biết và kiến nghị: “Năm 2013 chọn lĩnh vực tháo gỡ khó khăn cho DN làm khâu t phá, trong đó, trọng tâm phải là tháo gỡ khó khăn cho DN nhỏ và vừa và lĩnh vực xây dựng, giao thông - lĩnh vực làm đầu kéo cho 86 ngành nghề, lĩnh vực khác phát triển”.
Theo số liệu của ngân hàng Nhà nước, tổng huy ng vốn của hệ thống ngân hàng trong 9 tháng đầu năm tăng 12,7%, trong khi dư nợ cho vay chỉ tăng 2,52%. “Số liệu này cho thấy, hệ thống ngân hàng đang thừa tiền. Điều đáng nói là hệ thống ngân hàng thừa tiền nhưng tình trạng chạy đua huy ng vốn bắt đầu quay trở lại. Câu hỏi đặt ra là, tiền huy ng của hệ thống ngân hàng đang được đổ vào kênh nào, trong khi việc tiếp cận vốn ngân hàng của DN vẫn chưa có nhiều cải thiện. Đây là một trong những nguyên nhân cơ bản khiến DN đã khó khăn lại càng khó khăn hơn”, ông Nguyễn Văn Hoà, Tổng giám đốc Saigon Co-op mart nói.
Theo ông Hoà, tín dụng xuất khẩu tăng hơn 13%, là điểm sáng duy nhất trong hoạt ng ngân hàng 9 tháng đầu năm, vì vậy, để hỗ trợ DN, ngân hàng Nhà nước phải sớm ban hành chính sách cho vay ưu đãi đối với DN nhập khẩu nguyên liệu, vật tư, thiết bị, máy móc.
“Giá thiết bị, máy móc các loại ở thị trường châu Âu hiện đang rất thấp, trong khi nền kinh tế đang xuất siêu 34 triệu USD. Vì vậy, Bộ Tài chính nên giảm thuế nhập khẩu thiết bị, máy móc, nguyên vật liệu để tạo điều kiện cho DN thay đổi dây chuyền sản xuất, hạ giá thành sản phẩm”, ông Phúc đề xuất.
Ủy viên Ủy ban kinh tế, Phó bí thư Tỉnh ủy Lạng Sơn, ông Nguyễn Thế Tuy cho biết, trên địa bàn Lạng Sơn chỉ có 130/730 DN có khả năng nộp thuế. “Điều này cho thấy, hoạt ng sản xuất - kinh doanh đang gặp vô vàn khó khăn”, ông Tuy nói.
Một mặt, ông Tuy đề nghị Quốc hội, Chính phủ sớm có các giải pháp mạnh mẽ, quyết liệt, đồng bộ và cụ thể để hỗ trợ DN; mặt khác, ông Tuy cũng lưu ý, tình trạng DN lợi dụng chính sách hỗ trợ ngày càng tăng. “DN sử dụng nhiều tài khoản ngân hàng khác nhau, tài khoản chính nhằm đối phó với việc nộp thuế, những tài khoản còn lại được sử dụng vào việc khác, trong đó không loại trừ được sử dụng vào những giao dịch không minh bạch. Vì vậy, bên cạnh hỗ trợ DN gặp khó khăn, cũng cần phải xử lý mạnh tay đối với DN gian lận”, ông Tuy đề nghị.
Đánh dấu