Mỗi hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý, sử dụng tài sản nhà nước (TSNN) sẽ bị phạt tối đa 50 triệu đồng - áp dụng với hành vi cho, biếu, tặng, trao đổi ôtô, tài sản có giá trị từ 100 triệu đồng trở lên và tài sản là trụ sở làm việc, cơ sở hoạt ng sự nghiệp.
Ngoài ra, đối tượng vi phạm còn bị tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm; tước quyền sử dụng chứng chỉ hành nghề; khắc phục hậu quả: khôi phục lại tình trạng ban đầu của tài sản, bồi thường thiệt hại, nộp lại ngân sách nhà nước khoản tiền thu được tư việc sử dụng TSNN không đúng quy định…
Theo Nghị định 66/2012/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hàn chính trong lĩnh vực quản lý, sử dụng TSNN, kể từ ngày 1.11.2012, tổ chức, cá nhân vi phạm quy định về mua sắm máy móc, trang bị làm việc có tổng giá trị dưới 100 triệu đồng bị phạt tiền từ 1- 5 triệu đồng; phạt 5-10 triệu đồng nếu tổng giá trị tài sản mua sắm trên 100 triệu đồng hoặc vi phạm về mua sắm ôtô. Nếu vi phạm quy định mua sắm trụ sở làm việc, cơ sở hoạt ng sự nghiệp bị phạt 10-20 triệu đồng.
Tổ chức, cá nhân bị phạt 1-5 triệu đồng, 5-10 triệu đồng hoặc 10-20 triệu đồng nếu mua sắm tài sản vượt tiêu chuẩn định mức dưới 50 triệu đồng, 50 -100 triệu đồng hoặc trên 100 triệu đồng. Ngoài ra, đối tượng vi phạm còn phải bồi thường số tiền tương ứng với giá trị tài sản mua sắm vượt tiêu chuẩn, định mức và bị thu hồi số tài sản này.
Mức phạt trên cũng được áp dụng đối với hành vi bố trí, sử dụng TSNN vượt tiêu chuẩn, định mức dưới 50 triệu đồng, 50-100 triệu đồng và trên 100 triệu đồng. Cùng với việc bị xử phạt vi phạm hành chính, tổ chức, cá nhân vi phạm còn phải bồi thường thiệt hại do việc bố trí, sử dụng tài sản vượt tiêu chuẩn, định mức gây ra.
Mức phạt 1-5 triệu đồng được áp dụng đối với hành vi bố trí, sử dụng tài sản là máy móc, trang thiết bị làm việc và tài sản khác không đúng mục đích có giá trị dưới 100 triệu đồng; phạt 5-10 triệu đồng áp dụng đối với tài sản có giá trị từ 100 triệu đồng trở lên và ôtô sử dụng không đúng mục đích; phạt 10-20 triệu đồng nếu tổ chức, cá nhân sử dụng trụ sở làm việc, cơ sở hoạt ng sự nghiệp sai mục đích.
Hành vi cho mượn TSNN cũng bị xử phạt vi phạm hành chính tương tự như hành vi bố trí, sử dụng TSNN không đúng mục đích.
Kể từ ngày 1.11.2011, tổ chức, cá nhân cho, biếu, tặng, trao đổi TSNN có giá trị đến 100 triệu đồng sẽ bị phạt tiền 5-10 triệu đồng. Mức xử phạt 10-20 triệu đồng và 30-50 triệu đồng được áp dụng đối với hành vi cho, biếu, tặng, trao đổi ôtô, tài sản có giá trị từ 100 triệu đồng trở lên và tài sản là trụ sở làm việc, cơ sở hoạt ng sự nghiệp.
Cũng theo Nghị định 66/2012/NĐ-CP, hành vi sử dụng TSNN vào mục đích sản xuất, kinh doanh dịch vụ, cho thuê, liên doanh, liên kết không đúng quy định; xác định giá trị tài sản khi sử dụng vào mục đích cho thuê, liên doanh, liên kết không đúng quy định sẽ bị phạt tiền 1-5 triệu đồng, 5-10 triệu đồng, 15-20 triệu đồng.
Theo Báo cáo kết quả kiểm toán vừa được Kiểm toán Nhà nước công bố, năm 2010 có tới hơn 50% số địa phương quản lý TSNN còn thiếu chặt chẽ và để xảy ra nhiều sai phạm, như mua sắm tài sản không đúng quy định; không trích khấu hao tài sản từ hoạt ng dịch vụ; chưa xây dựng, ban hành quy chế quản lý tài sản công theo quy định; chưa hạch toán, theo dõi đầy đủ tài sản cố định…
Đơn cử, nhiều cơ quan, đơn vị được giao quản lý, sử dụng TSNN tại TP. Cần Thơ thực hiện mua sắm tài sản không đúng quy định, trang bị nhiều tài sản không cần thiết; Sở Tài chính Cần Thơ không theo dõi quản lý nhà cho thuê nên để xảy ra tình trạng nhà thuộc sở hữu nhà nước bị hư hại xuống cấp. Còn tại Đồng Tháp, cơ quan quản lý nhà nước về tài sản công “quên” không đưa 3 ôtô vào danh mục TSNN để theo dõi theo đúng quy định.
Cũng theo Báo cáo Kết quả kiểm toán của Kiểm toán Nhà nước, năm 2010, chỉ tính riêng 4 doanh nghiệp công ích được UBND tỉnh Tiền Giang giao quản lý số TSNN trị giá giá 333 tỷ đồng nhưng khi tiến hành cổ phần hoá đã “bỏ qua” giá trị TSNN. Hay tại Hà Nội, Kiểm toán Nhà nước phát hiện 2 doanh nghiệp 100% vốn nhà nước để ngoài sổ sách, trích khấu hao không đúng quy định số TSNN trị giá hơn 30 tỷ đồng...
Ông Lê Minh Khái, Phó tổng Kiểm toán Nhà nước cho biết, ngay cả với TSNN có giá trị lớn nhất là đất đai, tại nhiều địa phương, cơ quan được giao quản lý, sử dụng đất đai vẫn còn để bị lấn chiếm, tranh chấp, chuyển nhượng trái phép, cho mượn, cho thuê, liên doanh, liên kết sai quy định.
Bên cạnh đó, do quản lý không chặt TSNN nên không ít bộ, ngành bị tổ chức, hộ gia đình, cá nhân chiếm dụng, tranh chấp đất công làm nhà ở. Trong đó, chỉ tính riêng Trường đại học Giao thông - Vận tải và Bộ Gíao dục - Đào tạo bị lấn chiếm tới 3.587m2; Bộ Công thương bị lấn chiếm 11.566m2. Trong khi đó, Bộ Khoa học và Công nghệ có tới 10 cơ sở bị lấn chiếm, còn Viện Khoa học - Công nghệ Việt Nam cũng có 7 cơ sở bị hộ gia đình, cá nhân bị lấn chiếm để làm nhà ở.
Đánh dấu